• CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TRÍ VIỆT

    Địa chỉ: Số 170-172, Đường số 5, KDC Nam Trung Tâm Hành Chánh, Phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An

    Điện thoại: 02723 525 204

    Email: trivietcorp@gmail.com

    • Tư vấn kỹ thuật

      02723 525 204

    • Tư vấn bán hàng

      0908 385 824

    Cây Ớt – Bệnh Hại Ớt

    Tháng Hai 28, 2020 Cây Ớt Quản Trị

    Bệnh hại ớt là điều quan tâm hàng đầu vì nó quyết định đến sự thành bại của người trồng ớt nhất là trồng ớt nghịch vụ trong mùa mưa. Có rất nhiều loại bệnh hại, nhưng trong bài viết nầy, chúng tôi chỉ trình bày những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trong nghề trồng ớt.

    1. Bệnh Thán Thư (Nổ Trái):

    Đây là bệnh hiểm nghèo và gần như bất trị cho dù có phun thuốc đặc hiệu! Đơn giản vì sự tái nhiểm nguồn bào tử từ ngay ruộng ớt và từ không khí là cực cao.

    Bệnh thán thư (Anthracnose) trên ớt do nấm Colletotricum Gloeosporiodes gây ra. Nấm nầy là loại đa ký chủ, bào tử phát tán rất xa và nhiều theo gió. Nấm bám vào thân, lá, trái và phát triển rất mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Ở miền Nam, những tháng11, 12 và tháng 1 trong năm là thời điểm bệnh thán thư phát triển mạnh nhất do ẩm độ không khí rất cao vì buổi chiều tối và sáng sớm có nhiều sương mù. Xin chú ý điều nầy để bố trí thời vụ trồng ớt. Các tháng 8,9,10 dù mưa dầm rất nhiều nhưng bệnh thán thư lại không phải là đối tượng chính mà các bệnh khác như đốm lá vi khuẩn phát triển nhiều hơn.

    Khi bệnh mới xâm nhiểm vào ruộng ớt, ban đầu trên trái già,có rải rác những vết bệnh nhỏ và lỏm xuống, vết bệnh trở nên rỏ hơn sau vài ba ngày, khi đó, vết lỏm sâu và rộng hơn,chính giửa vết bệnh có những hạt li ti màu vàng cam,lâu ngày hơn, vết bệnh thành những vòng tròn rất rỏ ràng.Nhiều vết bệnh liên kết lại làm trái bị khô một phần và vẫn còn dính trên cây.

    Trên các ruộng ớt càng tốt,sử dụng nhiều đạm và nhất là phun nhiều phân bón lá có chứa NAA,NOA và GA3, bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

    Dùng biện pháp phun thuốc hóa học dù là đặc hiệu để trừ bệnh, hiệu quả sẽ cực thấp. Khả năng con người có hạn trong khi sự phát triển của vi sinh vật là vô hạn!

    Chúng tôi, xin đề nghị vài giải pháp có tính khả thi để có thể phần nào hạn chế thiệt hại do bệnh thán thư :

    Thời vụ : Chọn lựa thời điểm trồng ớt để thu hoạch ớt trong mùa nắng,từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Đây là thời điểm mà độ an toàn do không bị dịch bệnh rất cao, thậm chí không cần phải phun thuốc phòng bệnh. Nhược điểm của thời vụ trồng nầy là giá cả thường thấp. Tuy nhiên, có nhiều năm, sau Tết Nguyên Đán giá ớt vẫn ở mức cao nếu thị trường xuất khẩu tốt.

    Giống ớt ít bệnh: Theo Trung Tâm Rau Hoa Á Châu – AVRDC năm 1997, các kết quả thí nghiệm cho thấy không tìm được giống ớt nào kháng được bệnh thán thư. Theo dỏi về tính kháng bệnh thán thư của một số giống ớt được trồng rộng rãi ở Miền Đông và vùng ĐBSCL trong 15 năm qua, chúng tôi cũng không tìm thấy có giống ớt nào kháng được bệnh hiểm nghèo nầy. Các giống ớt chỉ thiên bị nhiểm bệnh nhẹ hơn các giống ớt sừng trong cùng thời vụ canh tác. Tóm lại, đến thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn chưa biết có giống ớt nào kháng được bệnh thán thư.

    Về biện pháp canh tác: chúng tôi không dám khẳng định nhưng dường như trồng ớt có dùng màng phủ nông nghiệp bệnh thán thư ít hơn là trồng ớt không có màng phủ. Có thể, khi không có màng phủ, bào tử nấm tồn tại trên mặt đất nhiều hơn, đồng thời cỏ dại là nơi nấm Colletotrichum sp ký sinh rất tốt. Năm 2003, chúng tôi nhờ cơ quan chức năng xét nghiệm đã bắt gặp nấm colletotrichum trên nhiều loại cỏ dại.

    Về sử dụng phân bón cho thấy, ruông vườn ớt nào bón nhiều URE và nhất là phun phân bón lá vô cơ có chứa nhiều chất kích thích sinh trưởng như NAA,NOA,GA3….thì ruộng ớt đó bị bệnh rất nặng. Người trồng ớt hãy chú ý nhiều tới Kali và Calci.

    Trong biện pháp phun thuốc hóa học, vai trò của thuốc sẽ rất tích cực nếu chúng ta phun để ngừa bệnh. Kinh nghiệm chúng tôi thấy rằng, khi ớt bắt đầu mang trái, hãy phun định kỳ 5-7 ngày /lần thuốc gốc đồng ở dạng Hydrocide như Kocide hoặc Champion.Thuốc gốc đồng có tên thương mại là Norshield cũng có tác dụng phòng bệnh khá theo nhiều người đã sử dụng cho biết. Ngoài ra,cần luân phiên phun xịt giửa thuốc gốc đồng với nhóm Carbonate Kẻm như Antracol hoặc Zineb và nhóm Mancozeb như Dithane M45 hoặc Ridomil 72WP. Đến giai đoạn trái gần già(có trái bói đầu tiên), hãy chuyển qua phun các thuốc có tính đặc trị cao hơn như Score, Amistar Top, Nustar…Tuy nhiên, nên giử thuốc gốc đồng như Kocide trong quy trình phun xịt luân phiên, định kỳ để phòng bệnh thán thư vì khả năng cô lập bào tử của đồng(Kocide hoặc Champion) rất tốt. Riêng khả năng phòng trừ nấm gây thán thư bằng vi nấm Trichoderma sp là rất kém, gần như không hiệu quả.

    Một chi tiết nhỏ, nếu trong vườn, ruộng ớt đã có bệnh, xin hãy thu hoạch trái phía dưới gió trước và thu ngược lên khu đầu gió. Việc tưới nước để rữa cây và trái ớt sau các đám mưa đêm cũng góp phần hạn chế bệnh bộc phát.

    Một kinh nghiệm nhỏ khác, khi thu trái ớt đợt đầu(khoảng 2 tháng), nếu bệnh thán thư đã nổ ra, cố gắng phun xịt thuốc liên tục 3-4 ngày/lần để thu hoạch cho xong đợt nầy, sau đó bỏ hẳn đám ớt, đừng chăm sóc và phun thuốc phòng trị nữa, tiền đầu tư thuốc rất lớn mà việc thu hoạch ớt đợt 2 sẽ không được là bao vì khoảng trên 85% số trái đợt 2 đều bị bệnh,không thể bán được.

    Phối hợp thuốc phòng trừ bệnh với phân bón lá TRÍ VIỆT 5 hoặc TRÍ VIỆT 6 là một giải pháp khoa học và hiệu quả để phòng trừ bệnh đồng thời giúp ruộng ớt cho năng suất cao hơn.

    1. Bệnh Đốm Lá Vi Khuẩn:

    Bệnh Đốm Lá Vi Khuẩn tùy từng địa phương còn có nhiều tên gọi khác nhau như bệnh rụng lá, bệnh rĩ sắt….

    Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Xanthomonas Campestris. Vi khuẩn nầy còn tấn công một số cây trồng khác như trên cây có múi, chúng cũng gây ra hiện tượng vàng và rụng lá.

    Những tháng mưa nhiều là thời điểm bệnh nầy bộc phát mạnh. Ớt còn nhỏ đến khi vừa đậu trái cũng là giai đoạn bị bệnh nầy tấn công nhiều nhất.

    Trên lá ớt, vết bệnh có hình tròn hoặc bất định. Điểm dể nhận biết nhất là vết bệnh thường xuất hiện ở rìa lá, có màu xanh nhạt và nhũn ướt. Các vết ở phiến lá thường màu vàng và có thể liên kết với nhau làm cho lá bị vàng và rụng rất nhiều, cành và trái cũng bị vi khuẩn tấn công. Cây ớt còi cọc,xơ xác vì lá,bông và trái bị rụng rất nhiều.

    Một điểm cần chú ý, cây ớt càng thiếu kali bệnh nầy càng nặng. Líp ớt lên cao ráo và có phủ bạt cây ớt sẽ ít bệnh hơn các líp thấp, ẩm và không có che màng phủ nông nghiệp.

    Cần phun ngay thuốc hóa học để phòng trị khi bệnh vừa xuất hiện,không nên phun thuốc quá trể, bệnh sẽ nặng và cây khó phục hồi.

    Thuốc để trừ bệnh đốm lá vi khuẩn hiệu quả nhất hiện nay mà chúng tôi biết là Kasuran của Nhật do CTY BVTV Cần Thơ phân phối.

    Thuốc Kocide hoặc Champion cũng rất hay để phòng trừ bệnh nầy. Hãy phun xịt luân phiên 4-5 ngày/lần giửa Kocide và Kasuran. Ngoài ra, một vài loại thuốc trừ vi khuẩn khác được giới thiệu là hiệu quả như Avalon nhưng chúng tôi chưa thử nghiệm.

    Đối với CTY chúng ta, sản phẩm Chất Kích Kháng-Không Đạm  phân bón lá TRÍ VIỆT 5 hoặc TRÍ VIỆT6  có chứa kali dạng siêu hấp thụ K-COOH sẽ là sản phẩm hữu ích cho việc phối hợp với thuốc để trừ bệnh đốm lá vi khuẩn.

    1. Bệnh Héo Xanh Vi Khuẩn:

    Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum gây ra.

    Vi khuẩn nầy tấn công vào bộ rễ làm cho mạch dẫn của rễ và gốc thân bị nâu đen. Cây mới bị bệnh thường lá bị héo vào buổi trưa và có thể xanh lại vào buổi sáng. Sau đó cây suy kiệt dần và chết.

    Bệnh lây lan nhiều, nhất là trước đó cây bị ngập úng hay mô líp quá thấp,ẩm.

    Có thể kiểm tra để xác định cây héo rũ và chết là do vi khuẩn gây ra hay không, bằng cách nhổ cây ớt có triệu chứng héo rũ,rữa sạch đất ở bộ rễ, cắt rễ và đoạn thân từ cổ rễ trở lên 1 đoạn khoảng 3cm(3 phân) rồi cho vào 1 ly nước trong. Đợi khoảng 10-15 phút, quan sát ly nước, nếu thấy từ rễ hoặc đoạn thân có dịch đục như sữa nhạt chãy ra. Đã xác định được là do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum gây ra.

    Hãy nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy và tưới ngay dung dịch thuốc Kasumin 2SL với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dù cùng một hoạt chất là kasugamycine, nhưng với bệnh héo xanh do Pseudomonas gây ra, thuốc Kasuran có hiệu lực kém hơn hẳn Kasumin 2SL (Phan Trọng Tín, 1998)

    Một điểm cần chú ý là cần xữ lý hạt giống trước khi gieo vì vi khuẩn nầy có thể sống trong hạt khoảng 6 tháng và tồn tại trong đất 6 năm.

    1. Bệnh Chết Cành:

    Tác nhân gây bệnh do nấm Choanephora Cucurbitarum gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng có nhiều sương mù như trường hợp của bệnh thán thư.

    Cây càng sung tốt, mật độ trồng càng dầy,bệnh càng nặng. Nấm bệnh thường tấn công ở gần đầu cành, buổi sáng quan sát nơi vết bệnh sẽ thấy mọc đầy những khuẩn ty trắng. Nhiều cành ớt mang đầy trái bị nấm bệnh tấn công làm gục gãy cả cành. Thiệt hại do bệnh chết cành khá lớn vì phải cắt bỏ cả cành.Bệnh khó trị dù đã phun thuốc liên tục.

    Dùng phân bón lá TRÍ VIỆT 5 hoặc TRÍ VIỆT 6 + Kocide để phun xịt và sau đó luân phiên giửa Carbendazim+ Hexaconazol + TRÍ VIỆT 5 hoặc TRÍ VIỆT 6 cho kết quả phòng trị khá hiệu quả.

    1. Bệnh héo chết cây con:

    Tác nhân gây bệnh thường do nấm Rhizoctonia Solania gây ra, đôi khi là do cả tập đoàn của nhiều loại nấm khác gây hại.

    Cây con gieo được vài lá là bị thắt cổ, hoặc thúi rễ và chết rạp hàng loạt.

    Đối với bệnh nầy thật ra không khó phòng trị, có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm phổ rộng thông thường để xữ lý hạt và xữ lý đất. Tuy nhiên, biện pháp mà chúng tôi liên tục áp dụng và đã thành công là bầu đất để gieo hạt có tỉ lệ phân hữu cơ tối thiểu là 20% và Trichoderma sp được trộn bầu đất với tỉ lệ 0,1%. Trong thời gian ươm cây giống, Trichoderma được tưới thêm 2 lần vào 15 ngày sau khi gieo và trước khi đem trồng. TRICO ĐHCT có hiệu quả phòng trừ Pythium, Phythopthora, Fusarium, Rhizoctonia… rất tốt.

    1. Bệnh Khảm ( Mosaic Virus)

    Đây là một bệnh hiểm nghèo do siêu vi(virus) gây ra làm thất thu năng suất của ruộng ớt. Bệnh nầy không có thuốc để điều trị. Việc cung cấp dinh dưỡng nhất là phun phân bón lá chỉ là biện pháp để cứu vãn một phần năng suất mà thôi. Khi cây bị bệnh, phần lá non bị biến dạng,lá nhăn nheo và mất màu diệp lục, lá lổ chổ có từng mãng vàng xanh. Trái nhỏ,quăn queo. Hoa và trái rất dể rụng.

    Rầy mềm là môi giới lây truyền virus để gây bệnh khảm trên ớt. Do vậy, điều rất đơn giản muốn bệnh nầy không xãy ra là không để rầy mềm tấn công cây ớt. Nếu con rầy mềm có mang mầm bệnh, sau khi chích hút dịch cây ớt,lá ớt,  chúng sẽ lây truyền virus, virus nầy sẽ ủ bệnh trong cây khoảng 2 tháng mà chưa có biểu hiện ra ngoài, sau đó chúng mới biểu lộ triệu chứng .Muốn chống lại điều nầy,ngay từ đầu, khi gieo hạt, những điều căn bản sau đây cần được áp dụng triệt để :

    v Xữ lý đất bằng cách rắc thuốc sát trùng như Basudin hoặc Marshal vào bầu đất.

    v Phun thuốc Karate vào bầu đất, líp ươm và khu vực xung quanh líp ươm để trừ kiến.

    v Làm mùn che kín toàn bộ líp ươm cây ớt con.

    v Phun Regent + Karate khi ớt được 2 lá thật và trước khi đem trồng lúc ớt được 5-6 lá.

    v Phun các loại thuốc trừ rầy mềm thường xuyên sau khi đem ra trồng ngoài ruộng. Cần chú ý kiểm tra kỹ ruộng ớt xem có bị rầy mềm tấn công không,nếu có ,phải phun kỹ trên ngọn và mặt dưới của lá.

     

     

    Cây Ớt – Côn Trùng Gây Hại

    Có rất nhiều loại côn trùng gây hại trên cây ớt, nhưng chúng tôi chỉ đề cập đến các loại gây hại phổ biến và nguy hiểm:

    1. Rầy Mềm:

    Quan sát ngọn cây ớt, thỉnh thoảng thấy vài lá ớt hơi bị cong lại hoặc có nấm bồ hóng đen bám trên mặt lá, lât mặt dưới lá lên, ta thấy có một “đám” rầy li ti đủ kích cở bám vào, đấy chính là Rầy Mềm.

    Việc hút nhựa cây của rầy mềm không phải là vấn đề lớn, điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói đến vì đây chính là tác nhân môi giới gây ra bệnh khảm (Mosaic Virus), một bệnh hiểm nghèo gây thiệt hại cực lớn đến năng suất ruộng ớt.

    Rầy mềm muốn lây truyền từ cây nầy sang cây khác lại phải nhờ đến kiến tha đi và sinh sôi nẩy nở trên lá và đọt ớt.

    Như vậy, không chỉ diệt trừ rầy mềm mà còn cần phải diệt trừ cả kiến trên ruộng ớt.

    Rầy mềm rất dể diệt trừ bằng các loại thuốc hóa học thông thường, vấn đề là có phát hiện được không,vì vậy người trồng ớt cần kiểm tra thường xuyên ruộng ớt hoặc phun thuốc định kỳ để chúng không thể phát triển.

    Sự kết hợp của 2 loại thuốc cổ điển nhưng có hiệu quả trừ rầy mềm và kiến rất cao là Regent + Karate. Nồng độ và liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Có thể phun định kỳ 15 ngày /lần và luân phiên với một vài loại thuốc khác như Admire, Marshal…

    1. Sâu đục trái ớt:

    Sâu chủ yếu đục vào trái ớt đã già. Sâu non nở thành đàn gồm rất nhiều con nhỏ, cắn phá lá ớt và thường đục vào phần gần cuống của trái ớt.

    Chú ý kiểm tra ruộng ớt để phát hiện ổ trứng và sâu con vừa nở để phun xịt ngay,nếu không,thiệt hại do sâu đục trái cũng rất đáng kể nhất là trên các giống ớt sừng. Các loại thuốc chống lột xác như Atabron có hiệu quả trừ sâu đục trái rất cao. Nhóm thuốc Abamectin cũng diệt sâu nầy dể dàng.

    Do vòng đời sâu nầy khoảng 1 tháng, nên cần lưu ý ghi chép thời điểm sâu nở đợt trước để phun xịt cho đợt sau, đây là điều cần thiết.

     

    Bài viết liên quan

  • BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT