BỆNH XÌ MỦ TRÊN MÍT THÁI SIÊU SỚM (PHẦN 1)
Link phần 2: BỆNH XÌ MỦ TRÊN MÍT THÁI SIÊU SỚM (PHẦN 2)
BỆNH XÌ MỦ – CHẾT CÂY TRÊN MÍT THÁI SIÊU SỚM
Khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ mít ăn tươi ở Trung Quốc tăng mạnh. Mít lại là 1 trong 8 loại trái cây có ký hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Diện tích trồng Mít Thái Siêu Sớm cho xuất khẩu đã tăng lên vượt bậc. Con số không chính thức đã trên 60.000 ha (sáu mươi ngàn héc ta).
Việc canh tác mít với quy mô lớn, trồng với mật độ rất dầy, có nơi lên đến 800-1.200 cây/ha, cách canh tác dùng nhiều phân bón hóa học đã góp phần làm cho côn trùng và bệnh hại phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng mít.
Một trong các bệnh hiểm nghèo cho người trồng mít đó là BÊNH XÌ MỦ TRÊN MÍT THÁI SIÊU SỚM.
TÁC NHÂN KHÔNG PHẢI LÀ NẤM MÀ LÀ … VI KHUẨN
Trong hầu hết các thông tin được phổ biến ở Việt Nam hiện nay, tính đến đầu năm 2021, chúng tôi nhận thấy các tài liệu đều mặc định rằng, Bệnh Xì Mủ trên mít Thái là do NẤM Phythopthora sp gây ra.
Tuy nhiên, với bệnh xì mủ do Phythopthora, các triệu chứng khác hẳn với bệnh xì mủ do VI KHUẨN (DICKEYA SP.).
Chúng tôi đã cộng tác với các chuyên gia về Bệnh học chuyên về giám định mẫu bệnh. Đến nay, chúng tôi đã xác định Bệnh Xì Mủ trên cây Mít Thái là do VI KHUẨN gây ra.
Do vẫn đang trong quá trình giải trình tự AND nên các chuyên gia vẫn chưa xác định được Chi, Loài của Vi Khuẩn gây hại dù đã phân lập được chúng.
Cty Trí Việt cũng đã cùng các nhà chuyên môn đã âm thầm thực hiện hàng loạt thử nghiệm. Với những kết quả bước đầu đạt được, chúng tôi có nhiều lạc quan hơn trong việc phòng trị bệnh xì mủ trên cây mít.
Cũng xin lưu ý, Vi Khuẩn là sinh vật đơn bào. Chúng sẽ phân bào để thành 2 cá thể mới trong điều kiện thuận lợi về vật chủ, thời tiết… Điều nầy cho chúng ta thấy sự khác biệt rất căn bản về gây hại giữa Vi Khuẩn so với Nấm. Cụ thể hơn, Vi Khuẩn gây chết cây, gây thối trái rất nhanh chứ không chậm từ từ như nhiễm Nấm.
TRIỆU CHỨNG BỆNH XÌ MỦ TRÊN MÍT THÁI
-
Cây bị bệnh thường ở khoảng 18 tháng tuổi trở đi. Khuynh hướng nầy ngày càng nguy hiểm khi cũng xảy ra ở nhiều vườn có cây 12 tháng tuổi.
-
Vườn càng rậm rạp, mật độ trồng càng dầy trên 600 cây/ha, bệnh càng nặng.
-
Những vườn bón nhiều phân hóa học nhất là nhiều phân đạm thì tỉ lệ cây bị bệnh càng cao .
-
Vườn không hoặc ít xử dụng phân hữu cơ, ít bón vôi, cây và đất thiếu kali, không xử dụng vi sinh vật hữu ích EM (Effective Microorganisms), vi nấm đối kháng Trichoderma sp… thì bệnh dễ bùng phát hơn.
-
Vườn có mực thủy cấp cao, thoát nước kém bệnh càng nhiều.
-
Tốc độ bệnh lây lan rất nhanh.
-
Bệnh xảy ra nhiều trong mùa mưa và những tháng cuối năm khi trời nắng và nhiệt độ xuống thấp.
-
Vườn không xử dụng thuốc phòng vi khuẩn vào đầu mùa mưa, không phun xịt kỹ thuốc vào bên trong tán cây nhiều lần/mùa mưa thì bệnh dễ tấn công hơn.
TRIỆU CHỨNG BỆNH XÌ MỦ CHI TIẾT
-
Nhìn tán cây: có nhiều lá chuyển qua màu đỏ trên một vài cành hoặc cả cây nếu bệnh nặng. Nhiều trường hợp, mạch dẫn bị hư hết, cây chết nhưng lá bị héo xanh, chưa kịp rụng.
-
Trên thân cây: Quan sát cây bị bệnh nhẹ sẽ thấy vài điểm xì mủ có MÀU ĐỤC NHƯ SỮA. Các chấm xì mủ rất nhỏ bằng đầu viết bi, nếu quan sát không kỹ sẽ không thấy. Tuy nhiên, nếu dùng dao, cắt lớp vỏ sâu vào bên trong, chúng ta sẽ thấy mạch dẫn (vỏ cây, phần gỗ) có màu nâu kéo dài dọc thân cây nơi có vết bệnh.
-
Trường hợp cây bị nhiễm bệnh nặng: các điểm xì mủ lớn và nhiều hơn. Trên thân cây, các vết bệnh như có vệt dầu kéo dài, nếu dùng dao cắt lớp vỏ cây, phần vỏ bị thối nhũng, phần gỗ bị nâu đen. Toàn bộ phần libe, gỗ đều hư thối. Trường hợp nầy dù điều trị bằng thuốc đặc hiệu: chích, phết và phun xịt thì cũng vô tác dụng. Cây sẽ chết mà không cách gì cứu được.
-
Cây bị bệnh nặng: phần vỏ cây, phần gỗ bị hư thối nhưng phần rễ chưa thấy bị hư.